Định lượng giấy lý tưởng dùng để bồi bên ngoài hộp bìa cứng
Hộp cứng là sản phẩm được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống hiện nay. Việc sử dụng hộp cứng để bảo quản sản phẩm bên trong không chỉ giúp tạo vẻ đẹp thẩm mỹ sang trọng, bền vững mà còn góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.
Để làm hộp bao bì, thông thường người ta dùng giấy có định lượng trung bình từ 250gsm trở lên. Tuy nhiên, một số sản phẩm có khối lượng lớn thì kiểu hộp này sẽ không đảm bảo được về độ bền chắc cũng như khả năng chịu lực. Do đó, để tăng độ bền và cứng cáp, người ta sử dụng giấy bìa và bồi thêm nhiều lớp. Từ đó, hộp cứng ra đời, mang lại cảm giác sang trọng và vững chãi hơn rất nhiều.
- Với các dòng hộp giấy thông dụng, không yêu cầu quá cao ở chất liệu, chủ yếu là đảm bảo việc chứa đựng, do đó những vật liệu giấy làm hộp thường có định lượng thấp, giá rẻ.
- Riêng với những mẫu hộp cao cấp, các công ty in ấn thường sử dụng chất liệu giấy đặc biệt, yêu cầu cao về định lượng giấy cũng như các kỹ thuật gia công sau in như cấn bế, bồi giấy, ép kim.
Vậy, bồi giấy là gì?
Bồi giấy là kỹ thuật gia công dán chồng 2 hoặc nhiều lớp giấy với nhau để tạo nên một lớp giấy mới dày hơn. Ưu điểm của kỹ thuật này là giúp thành phẩm có độ dày, tăng độ cứng và độ bền chắc cho sản phẩm sau khi tạo hình hoàn chỉnh. Đây là công đoạn gia công khá phổ biến trong việc sản xuất bao bì hộp cứng, được ưa chuộng ở hầu hết các công ty, doanh nghiệp in ấn, sản xuất bao bì hiện nay.
Việc bồi giấy cho bao bì hộp cứng
Bao bì hộp cứng gồm có 2 phần chính:
- Phần lõi được làm từ chất liệu bìa cứng (solid board/chip board) có định lượng từ 700gsm hoặc độ dày từ 1.2mm trở lên.
- Phần áo được bồi lên ở bên ngoài thường là lớp chất liệu mỏng hơn rất nhiều, như giấy couche, giấy mỹ thuật hoặc một loại chất liệu khác phù hợp với thiết kế và nhu cầu sử dụng…
Thông thường, định lượng lý tưởng nhất cho lớp áo bồi bên ngoài hộp cứng là 110gsm – 130gsm, vì:
– Nếu chọn định lượng quá mỏng (dưới 110gsm), keo bồi sẽ dễ bị thấm vào mặt giấy còn lại, gây nên tình trạng dính keo, nhăm nhúm và khó bồi, sản phẩm làm ra không có độ sắc sảo.
– Nếu chọn định lượng hơi dày (trên 130gsm): khi làm thành phẩm ở những khâu cấn, gấp mép hộp… thường dễ gặp trở ngại. Mép giấy gồ lên, gây mất thẩm mỹ của sản phẩm.
Tùy vào mục đích sử dụng và giá trị sản phẩm mà người ta chọn loại giấy bồi cho phù hợp, như: các loại giấy phổ thông, giấy mỹ thuật cao cấp, giấy kraft… Một số loại giấy bồi hộp cao cấp trong bộ sưu tập của Giấy Lan Vi mà bạn có thể tham khảo là Astrosilver, So Silk, Stardream của nhà máy Cordenons (Ý) hoặc gần đây nhất là Imitlin, Constellation của nhà máy Fedrigoni (Ý)… Nếu phải cân nhắc về giá thành, nhưng vẫn mong muốn có được các sản phẩm hộp cứng sang trọng và chất lượng, bạn cũng có thể chọn các dòng giấy mỹ thuật đến từ Hàn Quốc như Leathack, Tant, Starlite, Magic Fabric…
Việc lựa chọn loại giấy cũng như định lượng phù hợp khi thực hiện một sản phẩm bao bì hộp cứng là vô cùng quan trọng. Lựa chọn đúng sẽ giúp bạn sở hữu hộp cứng có giá trị.
0 Comment